Tìm hiểu quy trình sản xuất sơn nước

Sơn nước hiện nay là vật liệu không thể thiếu trong mỗi dự án, mỗi công trình dù lớn hay nhỏ, có thể nói rất quen thuộc với mỗi chúng ta, tuy nhiên việc làm thể nào để sản xuất ra sơn nước, quy trình sản xuất sơn thế nào ? thì không hẳn là ai cũng nắm được. Hãy cùng sơn nhũ tìm hiểu chi tiết nhé.

Sơn nước là gì?

Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo nên lớp màng liên tục bám dính trên bề mặt vật chất. Hỗn hợp này được điều chỉnh theo công thức sơn với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.

Sơn nước và tầm quan trọng trong xây dựng

Sơn nước và tầm quan trọng trong xây dựng

Tác dụng của sơn nước

Sử dụng sơn nước mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình như:

Tính thẩm mỹ: Với sự đa dạng và phong phú về màu sắc, sơn nước mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn, giúp tăng tính thẩm mỹ cho các hạng mục công trình nội ngoại thất. Bên cạnh đó, nhiều màu sơn khác nhau có thể được phối hợp để tạo nên những màu sắc cá tính, nổi bật làm cho không gian sử dụng thêm ấn tượng và độc đáo.

Tính bền bỉ: Các dòng sơn cao cấp hiện nay có khả năng bám dính tốt trên bề mặt tường, đồng thời giúp tăng khả năng chống thấm, chống bám bẩn và chống mài mòn do tác động của môi trường và thời tiết, giúp không gian sử dụng luôn bền đẹp.

Tính lâu dài: Nếu chọn đúng loại sơn nước chất lượng tốt, thi công đúng phương pháp, cách xử lý bề mặt tường tốt thì màng sơn sẽ có tuổi thọ sử dụng từ 5 đến 7 năm. Và con số này sẽ còn được tăng lên nếu không gian sử dụng khô ráo, thoáng mát.

Những loại sơn nước phổ biến hiện nay

Hệ thống đề nghị sơn nước hiện này bao gồm 5 loại sơn cơ bản như sau:

Bột trét – Bột bả : Là loại vật liệu nằm trong hệ thống sơn nước có tác dụng làm phẳng bề mặt tường, giúp tăng tính thẩm mỹ cho tường nhà.

Sơn lót: Là lớp sơn đầu tiên được thi công trực tiếp lên bề mặt cần sơn nhằm tăng khả năng kết dính, chống kiềm hóa giữa bề mặt và lớp sơn phủ, bảo vệ lớp sơn phủ, giúp màng sơn mịn, đều và đẹp hơn.

Sơn chống thấm: Là loại vật liệu quan trọng trong việc ngăn chặn sự thấm nước cho tường nhà. Có rất nhiều loại sơn chống thấm phù hợp với từng vị trí và công dụng chống thấm khác nhau như sơn chống thấm màu, sơn chống thấm đa năng trộn xi măng, sơn chống thấm sàn…

Sơn phủ nội thất: Là loại sơn được sử dụng để trang trí, phủ màu cho bề mặt tường trong nhà.

Sơn phủ ngoại thất: Là loại sơn được sử dụng để trang trí, phủ màu cho bề mặt tường ngoài trời giúp bảo vệ tường khỏi độ ẩm, nắng mưa và những tác động khác của tự nhiên…

Định mức thi công sơn nước thế nào ?

Thị trường sơn nước hiện nay có rất nhiều loại sơn nước được sản xuất từ nhiều thương hiệu khác nhau. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có độ che phủ, đặc tính kỹ thuật riêng. Vì vậy thợ thi công cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về tính năng của từng loại sơn được thể hiện trên bao bì bảo quản của hãng sơn đó, để có thể xác định mức pha sơn nước thích hợp.

Bảng màu sơn mới nhất

Bảng màu sơn nước đa dạng cho những sự lựa chọn khác nhau

Màu sắc và cách pha màu sơn nước thế nào

Mỗi loại sơn nước hệ phủ màu sẽ có công thức pha màu sơn khác nhau và được trích dẫn cụ thể trên bao bì hay được hỗ trợ pha màu theo ý muốn tại các cửa hàng phân phối. Thông thường công thức pha màu, được quản lý bằng phần mềm hiện đại, được cập nhật thường xuyên giúp cho việc pha màu sơn trở nên dễ dàng hơn, không bị lệch màu, chất lượng đồng nhất.

Thời hạn sử dụng của sơn nước là bao lâu?

Đánh giá tuổi thọ của sơn phụ thuộc vào điều kiện bảo quản, là yếu tố chính có thể thay đổi hạn sử dụng từ 12 tháng đến 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Vì vậy, để thời hạn sử dụng được lâu thì các đội thi công và gia chủ cần bảo quản sơn nước đúng cách bằng cách để thùng sơn nước thẳng đứng, nắp thùng phải đậy kín, tồn trữ ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao.

Sơn nước và tầm quan trọng

Bảo quản sơn nước ở môi trường cho phép

Quy trình sản xuất sơn nước cơ bản

Bất cứ một ngành nghề nào sản xuất cũng cần có quy trình cụ thể, sản xuất sơn cũng vậy, dưới đây là quy trình sản xuất sơn nước đạt chuẩn TCVN 16:2023/BXD, ISO được thực hiện bởi hệ thống chuyển giao công nghệ sơn Net Việt, mời bạn cùng tham khảo chi tiết.

Quy trình ủ muối

Đối với quy trình ủ muối, khi khởi động máy khuấy sơn và điều tốc động cơ chạy ở tốc độ chậm, sau khi hỗn hợp gồm nước sạch, chất phân tán, chất thấm ướt, chất phá bọt to, chất diệt khuẩn… Được nạp liên tục vào bồn khuấy, lúc này máy khuấy chậm ở tốc độ từ 400 – 500 vòng/phút, khuấy trong vòng 10 phút để các phụ gia được đồng nhất. Và chuyển sang quy trình tiếp theo.

Sau đó thực hiện nạp trình tự các loại bột độn có trong công thức như titan dioxit, bột cao lanh, bột talc, bột barium sulfate… Sau khi nạp hết các loại bột, kỹ thuật viên sẽ tăng tốc độ khuấy lên 800 – 1000 vòng/phút, chạy ở thời gian 15 phút, sau đó dừng máy khuấy và vớt váng nổi lên ( váng này thường có nhiều ở sơn có hàm lượng bột đá lớn ), tiếp đến sẽ nạp chất điều chỉnh pH và nạp bột tạo đặc HEC, lúc này sẽ điều chỉnh máy khuấy tăng tốc độ lên .1200 – 1.350 vòng/phút.

Quy trình phân tán –  Nghiền mịn sơn

Quy trình phân tán là quy trình vô cùng quan trọng, bởi nó quyết định đến chất lượng thành phẩm sơn sau sản xuất, ở quy trình này sau khi cho hết các loại bột độn và chất phụ gia ở quy trình ủ muối, kỹ thuật viên cần tăng tốc tốc độ của máy khuấy lên 1.200 – 1.350 vòng/phút, và khuấy trong vòng 45 – 60 phút để đảm bảo được độ đồng nhất, độ mịn của sơn. Sau khi khuấy phân tán – nghiền mịn sơn ở thời gian 45 phút, kỹ thuật viên cần lấy mẫu, dùng thước đo độ mịn để kéo kiểm tra xem đã đạt độ mịn chưa…

Mix nhựa và những phụ gia liên quan

Sau khi thực hiện quy trình phân tán – nghiền mịn, test và kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật đều đạt, thì chuyển qua giai đoạn mix nhựa và phụ gia còn lại, ở quy trình này nhựa được tiếp tục bơm lọc và định lượng cho vào bồn khuấy theo chỉ số của công thức, lúc này máy khuấy hạ tốc độ khuấy xuống 600 vòng/phút để hạn chế bọt kim. Tiếp đến là các chất phụ gia như chất chợ tạo màng, chất tạo đặc PU, chất điều chỉnh pH, chất chống thối, chất chống nấm mốc… lần lượt được nạp vào cho đến khi hết. Sau khi nạp hết nguyên liệu kỹ thuật viên sẽ cho máy khuấy chạy ở tốc độ 800 vòng/phút ở khoảng thời gian 15 phút là hoàn thiện mẻ sản xuất.

Hoàn thành và bảo quản sau sản xuất

Đên quy trình này, thì việc sản xuất đã hoàn tất, việc còn lại là bảo quản base trắng sau sản xuất, tùy vào sự tính toán trong việc lưu trữ của mỗi đơn vị khác nhau để có những giải pháp chứa base phù hợp, thông thường sau khi sản xuất đối với base trắng ( pha màu ) sẽ bơm qua hệ thống lọc tạp chất từ bồn khuấy lên bồn chứa sơn, hoặc thùng có nắp phụ, để thuận tiện cho việc chiết pha màu sau này. Ngoài ra một số dòng sản phẩm như sơn lót, sơn chống thấm, sơn trắng trần thì khách hàng có thể đóng luôn vào thùng bảo quản.

Kho bãi lưu trữ sơn

Kho bãi lưu trữ sơn thành phẩm sau khi sản xuất phải thoáng mát, không tiếp xúc trực tiếp ánh nắng

Vệ sinh thiết bị sau sản xuất

Để đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, mọi vật dụng, thiết bị phục vụ trong sản xuất cần được vệ sinh sạch sẽ như bồn khuấy, máy khuấy, thiết bị phụ trợ. Tất cả đều phải vệ sinh và trong tư thế sẵn sàng phục vụ cho mẻ sản xuất tiếp theo. Cùng với đó là yếu tố thu gom và xử lý nước thải cũng là yếu tố bạn cần lưu ý ở mức cao nhất.

Bên trên là những thông tin chi tiết về sơn nước, quy trình sản xuất sơn nước đúng chuẩn kỹ thuật. Để được tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất sơn, setup dây chuyền sản xuất sơn nhiều quy mô, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới.

CÔNG TY TNHH TM VÀ QC NET VIỆT

Địa chỉ : 16, Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, TP. Hà Nội

Điện thoại : 0943.188.318 – 0989.188.318 Tư vấn công nghệ

Email : congnghesonnuocnano@gmail.com

Sơn nước là gì?
Sơn nước là loại vật liệu không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện công trình, giúp tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ tường nhà, tăng tuổi thọ công trình...
Quy trình sản xuất sơn gồm những bước nào ?
Sản xuất sơn được thực hiện theo quy trình từ ủ muối, khuấy trộn, phân tán, mix nhựa, thành phẩm, đóng gói
Quy trình sản xuất sơn nước thành phẩm diễn ra trong bao lâu ?
Thời gian để hoàn thiện một quy trình sản xuất sơn phụ thuộc vào thao tác của đội ngũ kỹ thuật, thông thường từ 1H45 phút đên 2H cho một mẻ sơn
Đánh giá 5*, Like, Chia sẻ và Bình luận để động viên chúng tôi !
Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

Tư vấn chuyển giao công nghệ sơn

Hometin nhắnSMSHotlineZaloyoutobe conectYoutube